Quay lại

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn lĩnh vực điện

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo và hiệu chuẩn điện như: Nguồn chuẩn điện áp/ dòng điện, Digital Multimeter từ 5.5 digit, Power Supply, LCR Meter, Clamp Meter…

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn áp suất

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo áp suất như: Dial Pressure Gague, Pressure Transmitter, Pressure Transduce, Digital Manometer, Box Pressure Tester, Vaccum Pump, Pressure Calibrator…

Hiệu chuẩn thiết bị đo và hiệu chuẩn nhiệt độ

TT-GROUP chuyên hiệu chuẩn các thiết bị đo và hiệu chuẩn nhiệt độ: Bộ đọc nhiệt độ, lò/ bể nhiệt hiệu chuẩn, Hygro-Thermometer, Dataloger, Thermo-Hygraph, Digital Recoder, Switch Unit, High – Low Temperature, Temperature Controller, Thermo Profiler, Infrared Thermometer, Thermocouple, SPRT…

Hiệu chuẩn thiết bị đo Thời gian và Tấn số - Âm thanh và Rung động

TT-GROUP - Khả năng đo lường - hiệu chuẩn phương tiện đo Thời gian và Tần số: Các loại thiết bị phát tần số của các hãng: FLUKE, AGILENT, ANRITSU, ROHDE,SCHWARZ, ADVANTEST. Các loại máy đo tốc độ vòng quay của các hãng sản xuất trên thế giới đang được sử dụng tại Việt nam: EXTECH, LUTRON, SANWAR, HIOKI, KIMO. Các loại máy đếm tần của các hãng sản xuất trên thế giới đang được sử dụng tại Việt nam: AGILENT, ANRITSU, PENDULUM, TEKTRONIX TT-GROUP - Khả năng đo lường - hiệu chuẩn phương tiện đo Âm thanh: Khả năng kiểm định phương tiện đo (chỉ định): Các loại máy đo độ ồn có cấp chính xác 1 và 2 ( phân loại theo tiêu chuẩn IEC 61672-1) của tất cả các hãng sản xuất trên thế giới đang sử dụng tại Việt nam: BK, Testo, Rion. Khả năng hiệu chuẩn các phương tiện đo: Hiệu chuẩn các loại máy đo độ ồn của các hãng: BK, TESTO, RION, EXTECH, LUTRON;

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

ĐLVN 139: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Nhớt Kế Mao Quản Thủy Tinh Đo Độ Nhớt Động Học

Glass capillary viscosimeters for the measurement of kinematic viscosity Methods and means of verification

ĐLVN 139: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Nhớt Kế Mao Quản Thủy Tinh Đo Độ Nhớt Động Học 

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định nhớt kế mao quản thủy tinh đo độ nhớt động học có hằng số nhớt kế (0,01 ÷ 10) mm2/s2, độ chính xác đến 0,2%.
Để tải và xem thêm ĐLVN 139: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Nhớt Kế Mao Quản Thủy Tinh Đo Độ Nhớt Động Học, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:ĐLVN 139: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Nhớt Kế Mao Quản Thủy Tinh Đo Độ Nhớt Động Học 

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)


ĐLVN 135: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Thủy Ngân Kiểu Chậu

Mercury Barometer - Methods and Means of Verification

ĐLVN 135: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Thủy Ngân Kiểu Chậu

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định khí áp kế thủy ngân kiểu chậu, có phạm vi đo từ 800 hPa đến 1100 hPa, dùng để đo áp suất khí quyển (giá trị vạch chia nhỏ nhất không nhỏ hơn 0,1 hPa).
Để tải và xem thêm ĐLVN 135: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Thủy Ngân Kiểu Chậu, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:
ĐLVN 135: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Thủy Ngân Kiểu Chậu

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)


ĐLVN 134: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Hộp Màng

Aneroid Barometer - Methods and Means of Verification

ĐLVN 134: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Hộp Màng

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định các loại khí áp kế hộp màng, có phạm vi đo từ 800 hPa đến 1060 hPa tuyệt đối, giá trị độ chia nhỏ nhất không nhỏ hơn 1 hPa.
Để tải và xem thêm ĐLVN 134: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Hộp Màng, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:
ĐLVN 134: 2004 - Quy Trình Kiểm Định Khí Áp Kế Hộp Màng

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

ĐLVN 133: 2004 - Quy Trình Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đặt Mức Áp Suất

Pressure Switchs - Methods and Means of Calibration

ĐLVN 133: 2004 - Quy Trình Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đặt Mức Áp Suất

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định phương pháp và phương tiện hiệu chuẩn các thiết bị đặt mức áp suất tác động làm mở hoặc đóng các tiếp điểm điện của công tắc, sau đây được gọi là công tắc áp suất.
Để tải và xem thêm ĐLVN 133: 2004 - Quy Trình Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đặt Mức Áp Suất, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:
ĐLVN 133: 2004 - Quy Trình Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đặt Mức Áp Suất

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng)


Một Số Khái Niệm - Thuật Ngữ Về Hiệu Chuẩn

Hiệu chuẩn là gì?
Calibration – Hiệu chuẩn là tập hợp các thao tác trong điều kiện quy định để thiết lập mối liên quan giữa các giá trị của đại lượng được chỉ bởi phương tiện đo, hệ thống đo hoặc giá trị được thể hiện bằng vật đo hoặc mẫu chuẩn và các giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn.

Chuẩn (đo lường) là gì?
(Measurement) Standard – Chuẩn (đo lường) là vật đo, phương tiện đo, mẫu chuẩn hoặc hệ thống đo để định nghĩa, thể hiện, duy trì hoặc tái tạo đơn vị hoặc một hay nhiều giá trị của đại lượng để dùng làm mốc so sánh.

Chuẩn chính là gì?
Reference standard – Chuẩn chính là chuẩn thường có chất lượng cao nhất về mặt đo lường có thể có ở một địa phương hoặc một tổ chức xác định mà các phép đo ở đó đều được dẫn xuất từ chuẩn này.

Phương tiện đo là gì?
Measuring equipment  - Phương tiện đo là thiết bị được dùng độc lập hoặc cùng với các thiết bị phụ để thực hiện các phép đo.

Phép đo là gì?
Measurements  - Phép đo là tập hợp các thao tác để xác định giá trị của đại lượng.

Độ ổn định là gì?
Stability – Độ ổn định là khả năng của phương tiện đo giữ không đổi các đặc trưng đo lường của nó theo thời gian.

Độ trôi là gì?
Drift – Độ trôi là sự thay đổi từ từ đặc trưng đo lường của phương tiện đo

Độ chính xác của phương tiện đo là gì?
Accuracy  of a measuring equipment – Độ chính xác của phương tiện đo là khả năng của phương tiện đo tạo ra hưởng ứng sát với giá trị thực.
-     - Chú thích: “Độ chính xác” là một khái niệm định tính.

Cấp chính xác là gì?
Accuracy  class  - Cấp chính xác là nhóm phương tiện đo đáp ứng những yêu cầu đo lường nhất định để đảm bảo cho sai số nằm trong giới hạn đã định.
-      - Chú thích: Cấp chính xác thường được biểu thị bằng một số hoặc ký hiệu theo quy ước và gọi là chỉ số cấp chính xác.

Độ không đảm bảo đo là gì?
Uncertainty of measurement  - Độ không đảm bảo đo là thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

Điều kiện vận hành quy định là gì?

Rated operating conditions – Điều kiện vận hành là điều kiện sử dụng mà các đặc trưng đo lường đã quy định của phương tiện đo nằm trong giới hạn đã cho.

ĐLVN 132: 2004 - Hướng Dẫn Việc Xác Định Chu Kỳ Hiệu Chuẩn Phương Tiện Đo

Guidelines for the ditermination of recalibration intervals of measuring equipments

ĐLVN 132: 2004 - Hướng Dẫn Việc Xác Định Chu Kỳ Hiệu Chuẩn Phương Tiện Đo

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này hướng dẫn việc xác định khoảng thời gian lớn nhất giữa các lần hiệu chuẩn kế tiếp (gọi chung là chu kỳ hiệu chuẩn) đối với các phương tiện đo sử dụng trong các phòng thí nghiệm (thử nghiệm và hiệu chuẩn)
Để tải và xem thêm ĐLVN 132: 2004 - Hướng Dẫn Việc Xác Định Chu Kỳ Hiệu Chuẩn Phương Tiện Đo, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:
ĐLVN 132: 2004 - Hướng Dẫn Việc Xác Định Chu Kỳ Hiệu Chuẩn Phương Tiện Đo

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng)

ĐLVN 13: 2009 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô

Weighbridges - Methods and Means of Verification

ĐLVN 13: 2009 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường đối với cân ô tô có mức cân lớn nhất đến 150000 kg, cấp chính xác trung bình (cấp 3).
Quy trình này không áp dụng đối với trường hợp cân kiểm tra quá tải (quá tải xách tay, quá tải trục xe hoặc nhóm trục xe)
Để tải và xem thêm ĐLVN 13: 2009 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:
ĐLVN 13: 2009 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô


(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng)

ĐLVN 13: 1998 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô

Vehicle scales - Methods and Means of Verification

ĐLVN 13: 1998 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô

1. Phạm Vi Áp Dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu và kiểm định định kỳ các cân ô tô có mức cân lớn nhất Max > 5.000 kg, cấp chính xác trung bình (cấp 3) theo TCVN 4988 - 1989.
Văn bản này áp dụng cho cả các cân bàn có mức cân Max > 5.000 kg.
Văn bản này không áp dụng cho cân trục xe ô tô.
Để tải và xem thêm ĐLVN 13: 1998 - Quy Trình Kiểm Định Cân Ô Tô, xin vui lòng bấm vào đường link bên dưới:

(Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Lường Chất lượng)